Tem/vé/thẻ điện tử Viettel – Quy định về tem/vé/thẻ điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC
[Hóa đơn điện tử S-Invoice] - Vé điện tử đang dần thay thế cho hình thức vé giấy với một loạt các tiện ích vượt trội trong thời đại ngày nay. Trong bài viết này S-Invoice sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về tem/vé/thẻ điện tử được quy định tại Thông tư số 78/2021/TT-BTC và Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Giải pháp Tem/Vé/Thẻ điện tử Viettel đang được nhiều đơn vị tin dùng |
1. Tem/vé/thẻ điện tử là gì?
Tem/vé/thẻ điện tử là một loại vé kỹ thuật số thay thế cho hình thức giấy trước đó, được nhận qua các thiết bị điện tử. Loại vé này thường ở dưới dạng tệp văn bản hoặc file pdf và gửi tới người mua vé qua email, fax, tin nhắn SMS... hay hình thức thanh toán quét mã QR và chờ đợi người giao vé.
Trước đây, tem/vé/thẻ điện tử thường được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực hàng không. Hiện nay toàn bộ thành viên của IATA (International Air Transport Association) – Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế đều đã sử dụng vé điện tử.
2. Tem/vé/thẻ điện tử có phải là hóa đơn điện tử hay không?
Vào ngày 17/09/2021, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư số 78/2021/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý Thuế ngày 13 tháng 06 năm 2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
Theo quy định tại Điều 8 mục I, Chương II: Quy định đối với hoá đơn, thuộc Nghị định số 123/2020/NĐ-CP có chỉ rõ hóa đơn điện tử bao gồm các loại sau:
- Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
- Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:
- Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
- Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
- Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:
- Hóa đơn điện tử bán tài sản công được sử dụng khi bán các tài sản sau:
- Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị (bao gồm cả nhà ở thuộc sở hữu nhà nước);
- Tài sản kết cấu hạ tầng;
- Tài sản công được Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;
- Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
- Tài sản công bị thu hồi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
- Vật tư, vật liệu thu hồi được từ việc xử lý tài sản công.
- Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia được sử dụng khi các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống cơ quan dự trữ nhà nước bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
- Các loại hóa đơn khác, gồm:
- Tem, vé, thẻ có hình thức và nội dung quy định tại Nghị định này;
- Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này có hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.
Như vậy, tem/vé/thẻ điện tử là một trong 6 loại hóa đơn điện tử.
3. Tên, ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn của tem/vé/thẻ điện tử?
3.1. Quy định về tên hóa đơn của tem vé thẻ điện tử.
3.2. Quy định về ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn của tem vé thẻ điện tử
- Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5, 6 để phản ánh loại hóa đơn điện tử như sau:
- Số 1: Phản ánh loại hóa đơn điện tử giá trị gia tăng;
- Số 2: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng;
- Số 3: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán tài sản công;
- Số 4: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia;
- Số 5: Phản ánh các loại hóa đơn điện tử khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP;
- Số 6: Phản ánh các chứng từ điện tử được sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử.
- Ký hiệu hóa đơn điện tử là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số thể hiện ký hiệu hóa đơn điện tử để phản ánh các thông tin về loại hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không mã, năm lập hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng. Sáu (06) ký tự này được quy định như sau:
- Ký tự đầu tiên là một (01) chữ cái được quy định là C hoặc K như sau: C thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã;
- Hai ký tự tiếp theo là hai (02) chữ số Ả rập thể hiện năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch. Ví dụ: Năm lập hóa đơn điện tử là năm 2022 thì thể hiện là số 22; năm lập hóa đơn điện tử là năm 2023 thì thể hiện là số 23;
- Một ký tự tiếp theo là một (01) chữ cái được quy định là T, D, L, M, N, B, G, H thể hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng, cụ thể:
- Chữ T: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử do các doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
- Chữ D: Áp dụng đối với hóa đơn bán tài sản công và hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia hoặc hóa đơn điện tử đặc thù không nhất thiết phải có một số tiêu thức do các doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng;
- Chữ L: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh;
- Chữ M: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền;
- Chữ N: Áp dụng đối với phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử;
- Chữ B: Áp dụng đối với phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử;
- Chữ G: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn giá trị gia tăng;
- Chữ H: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn bán hàng.
- Hai ký tự cuối là chữ viết do người bán tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý. Trường hợp người bán sử dụng nhiều mẫu hóa đơn điện tử trong cùng một loại hóa đơn thì sử dụng hai ký tự cuối nêu trên để phân biệt các mẫu hóa đơn khác nhau trong cùng một loại hóa đơn. Trường hợp không có nhu cầu quản lý thì để là YY;
- Tại bản thể hiện, ký hiệu hóa đơn điện tử và ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử được thể hiện ở phía trên bên phải của hóa đơn (hoặc ở vị trí dễ nhận biết);
- Ví dụ thể hiện các ký tự của ký hiệu mẫu hóa đơn điện tử và ký hiệu hóa đơn điện tử:
- “1C22TAA” – là hóa đơn giá trị gia tăng có mã của cơ quan thuế được lập năm 2022 và là hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
- “2C22TBB” – là hóa đơn bán hàng có mã của cơ quan thuế được lập năm 2022 và là hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh ký sử dụng với cơ quan thuế;
- “1C23LBB” – là hóa đơn giá trị gia tăng có mã của cơ quan thuế được lập năm 2023 và là hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh;
- “1K23TYY” – là hóa đơn giá trị gia tăng loại không có mã được lập năm 2023 và là hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
- “1K22DAA” – là hóa đơn giá trị gia tăng loại không có mã được lập năm 2022 và là hóa đơn điện tử đặc thù không nhất thiết phải có một số tiêu thức bắt buộc do các doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng;
- “6K22NAB” – là phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử loại không có mã được lập năm 2022 doanh nghiệp đăng ký với cơ quan thuế;
- “6K22BAB” – là phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử loại không có mã được lập năm 2022 do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan thuế.
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của bên nhận ủy nhiệm đối với hóa đơn điện tử ủy nhiệm.
Ví dụ một ký hiệu của tem/vé/thẻ điện tử là: "5C22GYY" - là tem/vé/thẻ điện tử giá trị gia tăng loại có mã của cơ quan thuế, được lập năm 2022 do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan Thuế.
4. Giải pháp tem/vé/thẻ điện tử của Viettel
Ngày 15.06.2022, Viettel chính thức ra mắt giải pháp Tem/Vé/Thẻ điện tử giúp hoàn thiện hệ sinh thái số cung cấp cho mọi đối tượng khách hàng doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Tem/Vé/Thẻ điện tử là một giải pháp không thể thiếu với các doanh nghiệp/hộ kinh doanh Vận tải hành khách đường bộ, hàng không, Khu tham quan, du lịch, vui chơi giải trí, Trạm thu phí, Điểm trông giữ xe, Cơ quan dịch vụ công nhà nước, Khu kinh doanh thể hình...
Một số mẫu tem vé thẻ điện tử Viettel đã triển khai cho khách hàng dùng thử |
Là đơn vị cung cấp giải pháp Công nghệ thông tin hàng đầu, Viettel luôn đem đến cho khách hàng những giá trị ưu việt. Tem/Vé/Thẻ điện tử Viettel dễ cài đặt, dễ sử dụng, giao diện thân thiện, phù hợp cho mọi đối tượng khách hàng. Đồng thời, giải pháp Tem/Vé/Thẻ điện tử Viettel còn tương thích với nhiều loại thiết bị đầu cuối trên thị trường, giúp khách hàng có nhiều lựa chọn trong việc đầu tư thiết bị. Nhờ vậy, giải pháp Tem/Vé/Thẻ điện tử Viettel đang được nhiều đơn vị tin dùng. Trong đó có Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, Công ty Cổ phần Cầu phà Quảng Ninh, hệ thống Vexere (Vé xe rẻ)… đã ứng dụng giải pháp Tem/Vé/Thẻ điện tử vào công tác quản lý của đơn vị.
Khi sử dụng Tem/Vé/Thẻ điện tử sẽ giúp tổ chức tiết kiệm đến 90% chi phí in ấn, giúp quản lý dễ dàng trên hệ thống, khởi tạo, phát hành nhanh chóng, tránh rủi ro bị làm giả, bảo mật cao, an toàn dữ liệu.
Nếu có nhu cầu đăng ký dịch vụ Tem/Vé/Thẻ của Viettel, quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 0866 531 668 để được tư vấn và hỗ trợ! Trân trọng cảm ơn!
Nguồn tham khảo: S-Invoice
Đăng nhận xét