[Hóa đơn điện tử S-Invoice] - Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, kể từ ngày 01/07/2022, việc chuyển đổi hóa đơn bán hàng đặt in sang hóa đơn điện tử là bắt buộc. Nhiều cá nhân, đơn vị thắc mắc: Tem, vé có mệnh giá có phải chuyển đổi sang hóa đơn điện tử hay không? Nếu phải chuyển đổi thì bằng phương pháp nào? Hãy cùng S-Invoice tìm hiểu các quy định này trong nội dung bài viết sau:

Tem/Vé/Thẻ điện tử là gì?

Tem/vé/thẻ điện tử là một loại vé kỹ thuật số, nhận diện bằng các thiết bị điện tử. Loại vé này thường ở dưới dạng tệp văn bản hoặc file pdf và gửi tới người mua vé qua email, fax, tin nhắn SMS... hay hình thức thanh toán quét mã QR và chờ đợi người giao vé. Hiện nay, loại vé này đang dần trở nên phổ biến, thay thế cho các loại vé giấy truyền thống. Một ví dụ dễ thấy nhất về tem/vé/thẻ điện tử đó là vé máy bay gửi cho hành khách khi đặt chỗ online.

Một số ví dụ về tem vé thẻ điện tử trên thị trường
Một số ví dụ về tem vé thẻ điện tử trên thị trường

Ưu thế của tem/vé/thẻ điện tử so với vé giấy là gì?

Ứng dụng tem/vé/thẻ điện tử vào cuộc sống mang đến nhiều tiện ích vượt trội hơn so với hình thức vé giấy truyền thống. Có thể kể đến một số ưu điểm của tem/vé/thẻ có mệnh giá khi chuyển đổi sang hóa đơn điện tử như sau:

  • Dễ dàng quản lý tra cứu: Vé điện tử có mã QR giúp soát vé nhanh chóng, dễ dàng.
  • Tiết kiệm thời gian: Vé điện tử có thể lưu trữ trên các thiết bị di động, máy tính và dữ liệu đám mây mạng internet do đó việc tra cứu, truy xuất thông tin trở nên nhanh chóng hơn.
  • Tránh rủi ro vé giả mạo: Nếu gặp tình trạng tem/vé/thẻ giả thì khi dùng vé giả để quét sẽ có cảnh báo vì thông tin tem/vé/thẻ giả không có trên hệ thống lưu trữ, kiểm tra.
  • Tiết kiệm chi phí in ấn, bảo vệ môi trường: Do không cần in vé giấy do đó có thể tiết kiệm được chi phí in ấn vé góp phần bảo vệ môi trường.

Tem/vé/thẻ có mệnh giá có phải chuyển đổi sang hóa đơn điện tử?

Căn cứ Khoản 1, Điều 90 Luật Quản lý Thuế ngày 13/06/2019 có nội dung quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử. Theo đó:

“Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ…"

Đồng thời, tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 91 Luật Quản lý Thuế ban hành quy định:

"Điều 91. Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

  1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 4 Điều này.
  2. Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp rủi ro về thuế cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế…"

Tại Điểm a, Khoản 5, Điều 8 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định:

5. Các loại hóa đơn khác, gồm:

  1. Tem, vé, thẻ có hình thức và nội dung quy định tại Nghị định này;
  2. Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này có hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

Hay như Khoản 1, Điều 59 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 59. Hiệu lực thi hành
  1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 1/7/202
  2. ..."
.

Từ các quy định trên, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử được quy định như sau:

  • Sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại Khoản 1, Điều 91 Luật Quản lý thuế.
  • Lập hóa đơn theo quy định tại Khoản 1, Điều 90 Luật Quản lý thuế.
  • Thời gian áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Khoản 1, Điều 59 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Lưu ý: Đối với hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ thì hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử được cấp mã bởi cơ quan thuế), tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế), tiền thuế, thuế suất thuế GTGT. Trường hợp tem, vé, thẻ điện tử có mệnh giá thì không cần tiêu thức đơn vị tính, số lượng, đơn giá.

Như vậy, tem, vé, thẻ là một loại hóa đơn có hình thức đơn giản và phải áp dụng theo Thông tư 78 và Nghị định 123 như các loại hóa đơn khác.

***Xem thêm: Tem/vé/thẻ điện tử Viettel – Quy định về tem/vé/thẻ điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC

Giải pháp tem/vé/thẻ của Viettel dễ cài đặt, dễ sử dụng, giao diện thân thiện

Ngày 15.06, Viettel chính thức ra mắt giải pháp Tem/Vé/Thẻ điện tử giúp hoàn thiện hệ sinh thái chứng từ điện tử cung cấp cho mọi đối tượng khách hàng doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Tem/Vé/Thẻ điện tử là một giải pháp không thể thiếu với các doanh nghiệp/hộ kinh doanh Vận tải hành khách đường bộ, hàng không, Khu tham quan, du lịch, vui chơi giải trí, Trạm thu phí, Điểm trông giữ xe, Cơ quan dịch vụ công nhà nước, Khu kinh doanh thể hình...

Giải pháp Tem/Vé/Thẻ điện tử Viettel đang được nhiều đơn vị tin dùng
Giải pháp Tem/Vé/Thẻ điện tử Viettel đang được nhiều đơn vị tin dùng

Là đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ thông tin hàng đầu, Viettel luôn đem đến cho khách hàng những giá trị ưu việt. Tem/Vé/Thẻ điện tử Viettel dễ cài đặt, dễ sử dụng, giao diện thân thiện, phù hợp cho mọi đối tượng khách hàng. Đồng thời, giải pháp Tem/Vé/Thẻ điện tử Viettel còn tương thích với nhiều loại thiết bị đầu cuối trên thị trường, giúp khách hàng có nhiều lựa chọn trong việc đầu tư thiết bị. Nhờ vậy, giải pháp Tem/Vé/Thẻ điện tử Viettel đang được nhiều đơn vị tin dùng. Trong đó có Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, Công ty Cổ phần Cầu phà Quảng Ninh, hệ thống Vé xe rẻ (Vexere)… đã ứng dụng giải pháp Tem/Vé/Thẻ điện tử vào công tác quản lý của đơn vị.

Nếu có nhu cầu đăng ký dịch vụ Tem/Vé/Thẻ của Viettel, quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 0866 531 668 để được tư vấn và hỗ trợ! Trân trọng cảm ơn!

Nguồn tham khảo: S-Invoice